Tính tái chuẩn hóa Điện_động_lực_học_lượng_tử

Các số hạng bậc cao hơn có thể được tính trực tiếp từ toán tử tiến hóa (evolution operator) và sơ đồ thể hiện cho những số hạng này chứa những phần tử đơn giản sau[22]:ch 10

  • Đóng góp của một vòng xấp xỉ (one-loop) vào hàm phân cực chân không (vancuum polarization) Π {\displaystyle \Pi \,}
  • Đóng góp của một vòng xấp xỉ vào hàm năng lượng tự tại electron ( electron self-energy function) Σ {\displaystyle \Sigma \,}
  • Đóng góp của một vòng xấp xỉ vào hàm đỉnh (vertex function) Γ {\displaystyle \Gamma \,}

mà, là những vòng kín, hàm ý sự có mặt của các tích phân phân kỳ không mang ý nghĩa toán học. Để vượt qua khó khăn này, các nhà vật lý đã đưa ra kỹ thuật tái chuẩn hóa (renormalization), cho các kết quả có giá trị hữu hạn và rất gần với các phép đo thực nghiệm. Một điều quan trọng cần chú ý rằng tiêu chuẩn cho lý thuyết trở lên có ý nghĩa sau khi tái chuẩn hóa đó là số lượng các giản đồ phân kỳ là hữu hạn. Trong trường hợp này lý thuyết được nói là "tái chuẩn hóa được." Lý do cho điều này là để nhận được giá trị tái chuẩn hóa quan sát được (ví dụ điện tích electron tái chuẩn hóa) chúng ta cần một số hữu hạn các hằng số để duy trì tính ổn định của các giá trị tiên đoán từ lý thuyết. Trong trường hợp của Điện động lực học lượng tử số lượng các giản đồ phân kỳ là chỉ có 3 sơ đồ phân kỳ. Thủ tục này cho các giá trị tiên đoán nằm rất gần với giá trị đo thực nghiệm, chẳng hạn tỷ số từ hồi chuyển electron (electron gyromagnetic ratio).

Tính tái chuẩn hóa đã trở thành một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá tính đúng đắn của một lý thuyết trường lượng tử. Mọi lý thuyết miêu tả các tương tác cơ bản, ngoại trừ tương tác hấp dẫn mà là những lý thuyết lượng tử được nghiên cứu sôi động hiện nay, đều là các lý thuyết tái chuẩn hóa được (renormalizable theories).

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Điện_động_lực_học_lượng_tử http://aleph.nkp.cz/F/?func=find-c&local_base=aut&... http://www.lassp.cornell.edu/sethna/Cracks/QED.htm... http://adsabs.harvard.edu/abs/1927RSPSA.114..243D http://adsabs.harvard.edu/abs/1930PhRv...35..461O http://adsabs.harvard.edu/abs/1932RvMP....4...87F http://adsabs.harvard.edu/abs/1937PhRv...52...54B http://adsabs.harvard.edu/abs/1939PhRv...56...72W http://adsabs.harvard.edu/abs/1947PhRv...72..241L http://adsabs.harvard.edu/abs/1947PhRv...72..339B http://adsabs.harvard.edu/abs/1948PhRv...73..412F